CÔNG TY BẢO VỆ BỒI DƯỠNG SƠ CỨU THƯƠNG CHO NHÂN VIÊN

Bồi dưỡng nghiệp vụ định kỳ cho nhân viên bảo vệ là một trong những công tác được quan tâm hàng đầu. Song song với công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, Công ty còn chú trọng đến việc bồi dưỡng thêm kiến thức về sơ cấp cứu và PCCC, nhằm trang bị cho nhân viên kỹ năng xử lý tình huống tốt nhất.

CÔNG TY BẢO VỆ BỒI DƯỠNG SƠ CỨU THƯƠNG CHO NHÂN VIÊN

Công ty bảo vệ tại Đà Nẵng và kiến thức về sơ cấp cứu trong sơ cấp cứu là gì: Là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính.

Mục đích và tầm quan trọng sơ cấp cứu:

- Cứu sống nạn nhân.
- Ngăn không cho tình trạng xấu đi
- Thúc đẩy quá trình hồi phục.

Khi ta là người đầu tiên có mặt ở hiện trường, ta phải làm gì?

- Sơ cấp cứu nạn nhân
- Gọi người trợ giúp
- Gọi cấp cứu 115

Tầm quan trọng của sơ cấp cứu?

- Quyết định sự sống chết người bị nạn
- Phục hối chức năng hay tàn tật vĩnh viễn
- Thời gian là tối quan trọng trong SCC.

Không sơ cấp cứu kịp thời dẫn đến hậu quả gì?

- Tim ngừng đập
- 4 phút -> não có thể bị tổn thương
10 phút -> não tổn thương không thể phục hồi
Chú ý: Thời gian là mạng sống của nạn nhân

Yêu cầu với nhân viên sơ cấp cứu.

- Bình tĩnh
- Đánh giá nhanh hiện trường
- Đánh giá tổn thương của nạn nhân
- Sơ cấp cứu - Gọi hỗ trợ
- Xử trí ban đầu thương tổn theo ưu tiên
- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.

Công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp Thắng Lợi Đà Nẵng tổ chức đào tạo kiến thức và thực hành sơ cấp cứu cho nhân viên.

Nằm trong kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ năm 2014, vừa qua Công ty Thắng Lợi Đà Nẵng đã phối hợp cùng Hội chữ thập đỏ TP Đà Nẵng khai giảng khóa đào tạo sơ cấp cứu cho đội ngũ nhân viên công ty bảo vệ tại huế. Lớp học được diễn  ra trong hai ngày với hơn 50 nhân viên tham gia. Cán bộ giảng dạy của Hội chữ thập đỏ đã trang bị cho nhân viên những kiến thức sơ cấp cứu ban đầu, được thực hành các kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản đối với từng loại tổn thương. Các học viên sau khi kết thúc khóa học sẽ tham gia làm bài kiểm tra sát hạch. Kết quả 100% nhân viên bảo vệ làm bài sát hạch đạt kết quả tốt và được cấp chứng chỉ.

Xem thêm: HỘI NGHỊ PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VỀ PCCC CHO TIỂU THƯƠNG CHỢ CỒN

Dưới đây là một số hình ảnh của lớp đào tạo cơ cứu thương.

CÔNG TY BẢO VỆ BỒI DƯỠNG SƠ CỨU THƯƠNG CHO NHÂN VIÊN

QUY TRÌNH CẤP CỨU:

1 :Xử trí theo quy trình ABCDE:

1.1. Airway (A) : Đường thở

Trong xử trí đường thở, trước hết cần nhận biết nếu bệnh nhân tỉnh, còn tiếp xúc được hay không? Nếu có tắc nghẽn cần thực hiện ngay lập tức các động tác sau :
+ Nghiêng người ghé sát miệng nạn nhân để xem còn thở hay không.
+ Mở miệng nạn nhân kiểm tra xem có đờm dãi, dị vật hay không?
Móc lấy sạch dị vật đờm dãi. Nếu nạn nhân còn khó thở, cần phải kiểm tra xem có phải do tụt lưỡi để tiến hành kéo lưỡi.
+ Nâng cằm, đẩy hàm giữ cho đường thở được thông thẳng trục.
+ Thông khí đường miệng hoặc đường mũi.

1.2. Breathing (B) : Hô hấp

Đánh giá rối loạn hô hấp dựa vào tần số thở, gắng sức hô hấp, xem trên ngực có vết thương không, đặc biệt các trường hợp có thể xử trí được ngay tại chỗ trong khi chờ đợi nhân viên y tế đến, nhất là khi :
+ Nạn nhân có ngừng thở, tím tái. Tr ường hợp có ngừng thở hay đe dọa ngừng thở phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo miệng-miệng hoặc miệng-mũi.
+ Tổn thương ngực hở rộng, đặt ngay miếng gạc lớn hoặc lấy quần áo sạch đặt lên vết thương và băng kín, mục đích cầm máu và hạn chế khí tràn vào khoang ngực càng làm nạn nhân khó thở. Tuyệt đối không lấy bỏ dị vật đang cắm trên ngực, nguy cơ sẽ gây chảy máu ồ ạt làm nạn nhân có thể tử vong nhanh chóng.

1.3. Circulation (C) : Tuần hoàn

Trong khi đánh giá và x ử trí tuần hoàn, luôn kiểm tra tiếp tục đường thở và hô hấp. Đối với tuần hoàn, cần xác định shock và kiểm soát chảy máu.
Đánh giá tuần hoàn dựa vào :
+ Mạch ngoại vi ở cổ tay, vùng cổ hay bẹn : khó bắt hoặc không bắt được.
+ Bệnh nhân có dấu hiệu l ơ mơ, da nhợt, vã mồ hôi, đó là dấu hiệu shock mất máu.
Chúng ta chỉ có thể kiểm soát chảy máu bên ngoài, còn chảy máu bên trong nhất thiết phải có can thiệp phẫu thuật mới kiểm soát được.
+ Biện pháp cầm máu như băng ép hoặc ép chặt vào chỗ đang chảy máu bằng quần áo hoặc băng gạc sạch vô khuẩn càng tốt, giữ nguyên cho đến khi nhân viên y tế đến, tuyệt đối không bỏ tay đang giữ ép ra hoặc bỏ gạc đang giữ để thay gạc mới sẽ làm cho máu chảy càng mạnh hơn và khó cầm.
+ Nâng cao chi chảy máu sao với mức tim v à giữ nguyên, ngoài ra khi nâng cao chi có tác dụng làm cho máu dồn về tim, não.
+ Chỉ đặt garo nếu chi đã cắt cụt và còn đang tiếp tục chảy máu.
+ Trường hợp nạn nhân có ngừng tim cần tiến h ành hồi sức tim phổi bằng ép tim ngoài "Bạn đã sử dụng từ xấu, đề nghị bạn xóa ngay" g ngực. Tiến hành 2 người là tốt nhất, vừa hô hấp vừa ép tim ngoài "Bạn đã sử dụng từ xấu, đề nghị bạn xóa ngay" g ngực.

1.4. Disability (D) : Thần kinh

Cần đánh giá nhanh tổn thương hệ thần kinh qua cách đánh giá nhanh như sau :
+ A-Awake : Nạn nhân tỉnh và giao tiếp được bình thường.
+ V-Verbal response : Đáp ứng bằng lời khi hỏi.
+ P-Painful response : Đáp ứng bằng kích thích đau, chỉ áp dụng khi hỏi không thấy trả lời.
+ U-Unresponsive : Không đáp ứng bằng hỏi hoặc kích thích đau, khi đó nạn nhân đã hôn mê, tiên lượng rất xấu, nên vận chuyển sớm đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị.

Trong các trường hợp tai nạn thương tích, có tới 50% nạn nhân chết tại chỗ do tổn thương quá nặng, khoảng 30% chết trong vài giờ sau do các biến chứng không được xử trí đúng cách và kịp thời, còn lại 20% chết sau vài ngày vì nhiễm khuẩn, biến chứng…Các trường hợp tổn thương quá nặng ngay cả nhân viên y tế có các phương tiện cấp cứu cũng không thể cứu sống được.

Trường hợp chấn thương sọ não kín, nếu nạn nhân không tỉnh hoặc theo các mức độ đánh giá trên, từ mức độ V là có biểu hiện tổn thương. Ngoài ra khi b ệnh nhân đang tỉnh sau một lúc mê, hoặc có thay đổi mức độ như trên thường có tiếp tục chảy máu trong hộp sọ.
Trường hợp nạn nhân có tổn thương ở đầu hay rách da, vỡ xương, thậm chí chảy dịch não tủy hoặc phòi tổ chức não…chỉ nên dùng gạc sạch hoặc quần áo sạch băng lên trên, tuyệt đối không bôi bất cứ thuốc men gì, không rút các dị vật còn cắm tại đó ra.

1.5. Exposure (E) : Bộc lộ toàn thân

Một nguyên tắc trong khám và đánh giá sơ bộ tổn thương trong cấp cứu ban đầu là phải cởi bỏ toàn bộ quần áo nạn nhân để đánh giá các tổn thương khác để xử trí. Nếu nạn nhân nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ hoặc thắt lưng nên lưu ý bất động trong quá trình kiểm tra.

Khi bộc lộ chú ý vì làm hạ thân nhiệt nhất là mùa đông nên phải làm nhanh sau đó che phủ ngay cho nạn nhân.

Lưu ý kiểm tra xem có chảy máu từ miệng sáo không. Phụ nữ cần lưu ý xem có thai hay không. Ngoài ra xem nạn nhân có nôn ra máu, đi ngoài ra máu…Bất động trên ván cứng hoặc nền cứng, tránh di lệch xoay trở nạn nhân gây biến chứng nếu có tổn thương cột sống.

Xem thêm: https://thangloidanang.com.vn/vi-sao/tai-mien-trung/cong-ty-bao-ve-quang-nam-tot-1154.html

CÔNG TY BẢO VỆ BỒI DƯỠNG SƠ CỨU THƯƠNG CHO NHÂN VIÊN

2: Xử trí theo quy trình DRABC

2.1.Danger (D): Phát hiện nguy hiểm đối với Cấp cứu viên, nạn nhân và người xung quanh

2.2. Response (R): Kiểm tra phản ứng của nạn nhân
Kiểm tra tình trạng tri giác: Chân tay, mắt, mũi…

2.3. Airways (A): Kiểm tra đường thở
- Dị vật, đờm dãi,
- Vị trí lưỡi:Có tụt lưỡi ra sau không?-> Ảnh hưởng đến đường thở

2.4. Breathing (B): Kiểm tra và hỗ trợ hô hấp
- Quan sát và kiểm tra nạn nhân có còn thở không
- Thổi ngạt hoặc bóp bóng

2.5. Circulation (C): Kiểm tra và hỗ trợ tuần hoàn
- Kiểm tra mạch cảnh, bẹn, sắc da, dấu hiệu tim đập
- Ép tim ngoài "Bạn đã sử dụng từ xấu, đề nghị bạn xóa ngay" g ngực

Các bước trong nguyên tắc DRABC
Bước 1: Đánh giá hiện trường- Kiểm tra hiện trường có an toàn.
- Nguy hiểm cho người cấp cứu
- Nguy hiểm cho nạn nhân
- Nguy hiểm cho người xung quanh
o Ví dụ (VD) : Nạn nhân bị điện giật, Tai nạn giao thông…

Bước 2: Đánh giá ban đầu?
- Xác định tình trạng của nạn nhân (Tỉnh/ Bất tỉnh/Chấn thương cột sống cổ…)
- Phát hiện tổn thương đe doạ tính mạng: (Tắc nghẽn đường thở, Khó thở, Mất máu nhiều , Tình trạng sốc)
- Tiến hành cấp cứu, phải cố định cột sống nếu nghi có tổn thương
- VD: Hồi sinh tim phổi (CPR), Hà hơi thổi ngạt (EAR), Cầm máu/Xử trí gãy xương

Bước 3: Gọi cấp cứu
- Gọi người xung quanh hỗ trợ cấp cứu
- Gọi cấp cứu 115
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
- Cung cấp thông tin
+ Nguyên nhân
+ Hiện trường
+ Tình trạng nạn nhân
o Yêu cầu với người gọi:
- Câu từ rõ ràng, ngắn gọn và chính xác
- Thông tin cung cấp đầy đủ:
+ Thông tin hiện trường: vị trí, địa chỉ, đường đi…
+ Thông tin tại nạn: loại tai nạn, tính chất nghiêm trọng của tai nạn
+ Thông tin về nạn nhân: số lượng, giới tính, tuổi, các tổn thương, tình trạng nạn nhân …
+ Thông tin về các nguy hiểm: khí độc, chất nổ …
+ Thông tin để liên lạc: tên của bạn, số điện thoại…
Nguyên tắc: Chỉ đặt máy sau khi 115 đã gác máy

Bước 4: Đánh giá thứ hai
- Phát hiện, sơ cứu tổn thương khác
- Thăm khám toàn thân một cách hệ thống
- Khai thác thông tin cần thiết
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: Nhịp thở, Mạch, Huyết áp, Nhiệt độ…

5.Kết luận:- Thời gian là mạng sống của nạn nhân
- Giữ được bình tĩnh là thắng lợi một nửa
- Cứu người là cứu mình
- Hãy là bác sĩ của chính mình và gia đình bạn
- Cứu người như cứu hóa.

3: Quy trình cấp cứu ban đầu có thể theo 1 quy trình nữa là DRABC, hoặc DRABCD.

D: Dangerous - Nguy hiểm.
R: Responsive - Sự tỉnh táo.
A: Airway - Đường thở.
B: Breathing - Hô hấp.
C: Circulation - Tuần hoàn.
D: Defibrillator - Shock điện.

Một số điểm cần nhớ:

Phòng tránh nguy hiểm ưu tiên cho mình trước, tiếp theo là cho mọi người xung quanh, cuối cùng mới là cho nạn nhân.

---------------
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẢO VỆ THẮNG LỢI ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 50A Yên Bái, Hải Châu, Đà Nẵng
Điện thoại: 0914.196.641/ 0906.174.004 / 0903.363.005
Email: info@thangloidanang.com.vn

Đánh giá bài viết:

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn

0914 196 641

info@thangloidanang.com.vn

0906 174 004
0913 422 121